Trên cả lời nói, ngôn ngữ cơ thể là kẻ thống trị trong video marketing! 

5/5 - (1 bình chọn)

Giữa lời nói và ngôn ngữ cơ thể, bạn nghĩ yếu tố nào quyết định sự thành công của một video? Yếu tố nào khiến bạn ở lại xem video? Ngấu nghiến xem video của 1 kênh từ năm này, qua tháng khác. Lời nói? KHÔNG! Khoa học đã chứng minh, “ngôn ngữ cơ thể” mới là kẻ thống trị trong mọi cuộc đàm phán, kẻ thống trị trong việc truyền tải thông tin. Và chúng có tác động tới chúng ta mạnh mẽ hơn là lời nói. 

Nguồn gốc của lời nói và ngôn ngữ cơ thể? 

Con người bắt đầu tiến hóa và phát triển từ loài vượn cổ, cách đây vào khoảng 6 triệu năm về trước. Khi ấy, để giao tiếp với nhau, con người cũng giống như bao lời động vật khác, sử dụng ngôn ngữ cơ thể, những cử động ở tay, chân . Hay dùng những tiếng kêu o o, tiếng rên rỉ, tiếng gầm gừ,….để có thể truyền tải thông điệp cho nhau. 

Nguồn gốc của lời nói và ngôn ngữ cơ thể? 
Nguồn gốc của lời nói và ngôn ngữ cơ thể? 

Cũng giống như sự phát triển của một em bé mới sinh, nó không thể sử dụng ngay “lời nói” để giao tiếp với chúng ta. Chúng dùng ngôn ngữ cơ thể, dùng những tiếng e e, a a hay oe oe để truyền đạt điều chúng muốn nói. 

Như vậy, điều này có thể chứng minh rằng, ngôn ngữ cơ thể có khả năng truyền tải thông điệp tốt hơn nhiều so với lời nói. Ngay cả khi bạn không nói gì, người khác vẫn có thể hiểu ý của bạn thông qua những dấu hiệu cơ thể của bạn. 

Nguồn gốc ngôn ngữ cơ thể và lời nói theo khía cạnh lịch sử 

Thực tế trong tiến trình tiến hóa của loài người, lời nói chỉ mới bắt đầu được phát triển cách đây 500.000 đến 2 triệu năm, đây cũng là khoảng thời gian mà kích thước não bộ con người tăng gấp ba. Trước đó, ngôn ngữ cơ thể và những âm thanh phát ra từ cổ họng là các phương tiện chủ yếu để chuyển tải cảm xúc, tình cảm, và điều đó vẫn còn đúng đến ngày hôm nay. 

Nguồn gốc ngôn ngữ cơ thể và lời nói theo khía cạnh lịch sử 
Nguồn gốc ngôn ngữ cơ thể và lời nói theo khía cạnh lịch sử 

Nhưng do quá tập trung vào nội dung được phát ngôn nên hầu hết chúng ta đều không để ý nhiều đến ngôn ngữ cơ thể, nói gì đến quan tâm nó trong cuộc sống. 

Sức mạnh của ngôn ngữ cơ thể trong việc truyền tải thông điệp 

Vào thập niên 50 của thế kỷ 20, Albert Mehrabian – Một nhà nghiên cứu tiên phong về ngôn ngữ cơ thể, đã phát hiện rằng trong tổng tác động của một thông điệp thì: 

  • Lời nói (chỉ xét riêng từ ngữ) chiếm khoảng 7% 
  • Thanh âm (bao gồm giọng nói, ngữ điệu và các âm thanh khác) chiếm 38% 
  • Còn ngôn ngữ không lời chiếm đến 55% 
Sức mạnh của ngôn ngữ cơ thể trong việc truyền tải thông điệp
Sức mạnh của ngôn ngữ cơ thể trong việc truyền tải thông điệp

Như vậy, từ biểu đồ trên, bạn đã biết bạn cần phải làm gì để có thể truyền tải đúng nhất thông điệp qua video của mình rồi đấy! 

Phải! Bạn đã đoán đúng rồi đó! 

NGÔN NGỮ CƠ THỂ 

Dáng vẻ khi bạn nói quan trọng hơn điều bạn nói! 

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong video để truyền tải thông điệp 

1. Giao tiếp bằng mắt với camera 

Trong mọi trường hợp, việc duy trì giao tiếp bằng mắt luôn hiệu quả. Bởi nó thể hiện sự tự tin và chân thành của bạn với người đối diện. Vậy, trong video, khi không trực tiếp thấy “mắt” của người đối diện thì bạn “giao tiếp bằng mắt” với họ kiểu gì? 

Hãy đặt mắt vào đường Gridline ⅓ của khung hình – Đường này tương đương với vị trí để mắt của khán giả khi xem video. Vì thế, hãy nhìn vào nó! 

Đặt mắt vào đường Gridline ⅓ của khung hình
Đặt mắt vào đường Gridline ⅓ của khung hình

Chú ý, giao tiếp bằng mắt không phải là việc “nhìn chằm chằm” vào camera, hay nhìn chằm chằm vào người đối diện. Đừng nhìn camera của bạn một cách “không chớp mắt”, vì nó sẽ khiến khán giả cảm thấy khó chịu và bất an khi theo dõi video. 

2. Luôn giữ thẳng lưng

Tư thế thường liên quan đến sự tự tin. Nếu bạn đi hay đứng với tư thế rũ xuống, điều này khiến cho người khác có cảm giác bạn không tự tin hoặc đang che giấu điều gì đó. Tương tự, với tư thế ngả người ra sau ghế, bạn có thể cho họ thấy bạn đang thờ ơ và không nghiêm túc với điều mình đang truyền tải.

Luôn giữ thẳng lưng
Luôn giữ thẳng lưng

Vì thế, hãy giữ thẳng lưng trong mọi trường hợp để thể hiện rằng bạn rất hào hứng, nhiệt tình và thực sự nghiêm túc với câu chuyện của mình. Tư thế này sẽ làm cho người xem tin tưởng hơn vào các giải pháp và câu chuyện bạn đang truyền tải.

3. Mỉm cười khi phù hợp

Mỉm cười là ngôn ngữ cơ thể dễ thực hiện và hiệu quả nhất. Một nụ cười chân thành đúng lúc, đúng chỗ sẽ tác động tích cực đến tâm lý của con người, giúp bạn trở nên hòa nhã và gần gũi hơn trong mắt của người đối diện.

Mỉm cười khi phù hợp
Mỉm cười khi phù hợp

Do đó hãy luôn tìm kiếm cơ hội để mỉm cười trong video. Khán giả sẽ bị thu hút bởi sự tích cực, dễ gần và chân thành của bạn.

4. Chú ý tư thế của gương mặt và cằm

Tư thế của gương mặt và cằm cũng thể hiện nhiều điều về con người và cảm xúc của bạn. Gương mặt và cằm không nên ngẩng quá cao vì sẽ dễ khiến người khác cảm thấy bạn là người kiêu căng và ngạo mạn. 

Chú ý tư thế của gương mặt và cằm
Chú ý tư thế của gương mặt và cằm

Ngược lại, nếu cúi xuống quá thấp, nó sẽ khiến bạn trông thiếu tự tin và không đáng tin cậy. Do đó việc duy trì và kiểm soát một tư thế vừa đủ cho gương mặt và cằm là rất quan trọng để thể hiện đúng thái độ và thông điệp của bạn! 

5. Tránh khoanh tay

Trong một số trường hợp, việc khoanh tay sẽ tạo ra không khí mất tự nhiên thậm chí có phần đáng sợ cho người xem. Bởi nó khiến bạn giống như đang cố gắng thuyết phục khán giả thay vì giúp họ tìm ra giải pháp. 

Khoanh tay sẽ tạo ra không khí mất tự nhiên
Khoanh tay sẽ tạo ra không khí mất tự nhiên

Để tránh điều này, hãy cố gắng giữ cánh tay của bạn ở hai bên nếu bạn không sử dụng chúng để minh họa cho thông tin muốn truyền tải.

Chúc bạn ứng dụng thành công ngôn ngữ cơ thể vào việc truyền tải thông điệp video. Để biết thêm những thông tin bổ ích, hãy theo dõi các bài viết mới nhất của Nguyễn Anh Tùng tại trang này. Hoặc truy cập vào kênh Youtube Nguyễn Anh Tùng để theo dõi những video cập nhật mới nhất nhé!

Huyền Trang
Huyền Trang
Bài viết: 355

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *