Câu chuyện con rận – Bài học vỡ lòng cho những nhà sáng tạo nội dung 

5/5 - (1 bình chọn)

Câu chuyện con rận – Câu chuyện hài hước tưởng chừng chỉ dành cho lứa tuổi thiếu nhi, nhưng trong đó lại là cả một chiến lược nội dung vô cùng giá trị – Chiến lược móc nối. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về chiến lược làm nội dung không giới hạn này bạn nhé!

Câu chuyện con rận

Câu chuyện con rận
Câu chuyện con rận

Chuyện kể rằng, hồi còn đi học tiểu học, Tí rất thích làm văn. Một hôm, Tí được cô giáo giao bài tập về nhà là: “Hãy tả con vật mà em đang nuôi”.

Tí liền hí hửng về nhà, đi lại góc nhà và bắt về một con rận….Tí tỉ mỉ quan sát nó hồi lâu. Xong, Tí cẩn thận tả lại con rận. 

Hôm sau, Tí tâm đắc nộp bài cho cô. Tất nhiên, cô giáo không hài lòng với bài văn của Tí. Và cô đã bắt Tí làm bài văn mới: “Hãy tả con chó nhà em”. 

Về nhà, Tý bèn làm lại một bài văn mới và lần này Tí viết: “Nhà em có một con chó, con chó có nhiều lông, đã nhiều lông thì phải có rận, sau đây em xin tả con rận:….” và Tí bắt đầu tả con rận…

Cô giáo đọc bài văn của Tý, cô rất bực mình, liền bắt Tí làm lại lần nữa, lần này là tả một con cá. 

Tí làm bài văn khác: “Nhà em có một con cá, con cá sống dưới nước nên nó có nhiều vảy. Nếu nó sống trên cạn chắc hẳn nó sẽ có nhiều lông, đã nhiều lông thì phải có rận, sau đây em xin tả con rận:….”

Rồi một hôm, Tí lại được cô giáo giao bài tập về nhà là: “Hãy tả cô bé dễ thương mà em ngồi cạnh”.

Tí bèn làm một bài văn như sau: “Em được may mắn ngồi cạnh một cô bé dễ thương và vô cùng láu lỉnh, tóc cô bé dài mượt nên không có rận. Nhưng sau đây em xin được tiếp tục tả con rận:….” và Tí lại bắt đầu tả con rận.

Tất nhiên, không cần nói cũng biết sắc mặt của cô giáo khi đọc bài văn đó ra sao! 

Ứng dụng câu chuyện con rận vào xây kênh nhân hiệu

Ứng dụng câu chuyện con rận vào xây kênh nhân hiệu
Ứng dụng câu chuyện con rận vào xây kênh nhân hiệu

Thông qua câu chuyện hài hước trên, chắc chắn bạn đã khắc sâu ấn tượng về hình ảnh “con rận”. 

Tí ở đây là một bạn nhỏ rất thông minh, khi trong mọi hoàn cảnh, mọi trường hợp (tả vật nuôi, tả con chó, tả con cá hay tả cô bạn ngồi cạnh), cậu đều có thể khéo léo lồng ghép và “móc nối” tới hình ảnh con rận – hình ảnh ban đầu mà cậu muốn cho người khác thấy. 

Trong xây dựng thương hiệu cá nhân, hình ảnh “con rận” là đại diện cho Chủ đề, lĩnh vực của bạn – Cái mà bạn đang muốn truyền tải đến cho cộng đồng. Dù có trong hoàn cảnh nào đi nữa (đang đi ăn, đi du lịch, chăm con, đang mùa Giáng Sinh hay là đang lễ Tết,…). Dù trong hoàn cảnh nào thì bạn cũng cần hướng người xem đến chủ đề cốt lõi của bạn! Cũng giống như cách Tí móc nối mọi thứ đến hình ảnh con rận trong câu chuyện hài thú vị trên. 

Nếu bạn đang xây dựng kênh nhân hiệu về chăm sóc da. Dù có làm gì, trong hoàn cảnh nào cũng hãy nói về cách chăm sóc da, những lưu ý khi chăm sóc da. Chẳng hạn, nếu bạn đang ngồi trên bàn ăn, hãy nói về công dụng, cũng như tác hại của những loại thức ăn bạn đang ăn. Món này cay, nóng, ăn ngon, nhưng dễ lên mụn, cần phải hạn chế, đặc biệt là ăn vào buổi tối, khuya. Món này thanh mát, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất quan trọng cho sức khỏe làn da, nên ăn từ 100-200 gram mỗi ngày,….

Tương tự như thế, nếu bạn tập dần với “tư duy con rận” thì trong bất cứ hoàn cảnh nào, bạn cũng có thể móc nối nó đến chủ đề lĩnh vực của mình. 

Và đến lúc đó, đừng kêu “em hết ý tưởng rồi” nữa nhé! Vì nếu áp dụng chiến lược này, thì đảm bảo, bạn sẽ mênh mông ý tưởng. Đi đến một nơi khác nhau là một ý tưởng khác nhau. Bắt gặp một sự kiện khác nhau là một ý tưởng khác nhau. Vô hạn ý tưởng, và không bao giờ sợ trùng lặp với bất cứ ai! 

Tư duy con rận – Tư duy móc nối 

Làm đi! Đừng than vãn nữa! 

Huyền Trang
Huyền Trang
Bài viết: 351

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *