Không có năng khiếu kể chuyện vẫn có thể kể chuyện lôi cuốn với công thức sau đây!

5/5 - (1 bình chọn)

Nếu bạn đang không biết kể chuyện, hoặc kể chuyện rất tốt nhưng không biết trình bày ra sao cho cuốn hút thì đây là công thức dành cho bạn!

Công thức kể chuyện lôi cuốn ngay cả khi không có năng khiếu!

Rất nhiều anh chị em đã chia sẻ với Tùng rằng:

  • Em không biết kể chuyện
  • Em biết kể chuyện rất tốt nhưng em không biết nói thế nào
  • Em không có năng khiếu kể chuyện

Vậy, đây là công thức đơn giản sẽ giúp anh chị em kể chuyện lôi cuốn ngay cả khi không có bất cứ năng khiếu kể chuyện nào!

Bước 1: Sử dụng Câu mở đầu (Câu hook) hay để giữ chân khán giả

Ví dụ: “Cách để tôi vượt qua khó khăn trong giai đoạn khởi nghiệp mà không có vốn!”

Hay “Bạn có thể vượt qua giai đoạn khởi nghiệp mà không có vốn?”

Bước 1: Sử dụng Câu mở đầu (Câu hook) hay để giữ chân khán giả
Bước 1: Sử dụng Câu mở đầu (Câu hook) hay để giữ chân khán giả

Tất cả các câu hook hay mà Tùng thường sử dụng đều có trong bộ Quà tặng đặc biệt – “Bộ 440 câu mở đầu hay nhất mọi thời đại”.

Vào đây để lấy bạn nhé: https://www.facebook.com/groups/hoctaplamvideoxaykenh/files/files

Bước 2: Kể về thời điểm bạn gặp vấn đề trong quá khứ

Không cần phải sử dụng “Ngày nảy ngày nay” “Ngày xửa ngày xưa” mà hãy đi vào câu chuyện với sự đơn giản và chân thật!

Ví dụ, kể về những năm tháng mà bạn bắt đầu khởi nghiệp:

“Cách đây 5 năm, khi đó mình tay trắng lập nghiệp, không vốn liếng. Mình phải chạy vạy gom góp khắp nơi mãi mới gom được 20 triệu để mở tiệm nail đầu tiên ở số 99 Hồ Tùng Mậu bây giờ. Những ngày tháng đầu mở tiệm là khoảng thời gian rất khó khăn….”

Bước 2: Kể về thời điểm bạn gặp vấn đề trong quá khứ
Bước 2: Kể về thời điểm bạn gặp vấn đề trong quá khứ

Đó là câu chuyện. Hiểu đơn giản là: Những điều đã diễn ra, những điều trong quá khứ mà mình nhắc lại thì đó chính là CÂU CHUYỆN, kể cả mới cách đây vài phút, cách đây vài giờ hay từ ngày hôm qua thì nó cũng vẫn là câu chuyện.

Bước 3: Giải pháp của bạn

Cách bạn giải quyết vấn đề ra làm sao?

Chẳng hạn, bạn có thể trình bày rằng:

“Khi mình xoay vay người thân, bạn bè không có thì mình đã từng phải đi vay ngân hàng…”

Bước 3: Giải pháp của bạn
Bước 3: Giải pháp của bạn

Hoặc “Mình đã phải làm thêm giờ, chạy thêm grap hàng đêm để có thêm vốn liếng làm ăn…”

Đấy chính là giải pháp của bạn, là kinh nghiệm của bạn, bạn hãy chia sẻ nó lại!

Bước 4: Bài học/Lời khuyên của bạn

Những bài học và lời khuyên mà bạn muốn nhắn gửi cho những người đi sau là gì? Hay thông điệp chính trong video này là gì?

Đó có thể là: “Các bạn ơi, hãy tự tin mạnh mẽ khởi nghiệp đi. Chưa cần phải nhiều vốn đâu, chỉ cần bạn có quyết tâm. Bạn lựa chọn được mô hình kinh doanh và hướng đi đúng, còn vốn thì bạn có thể…(cách 1) (cách 2) (cách 3) như mình ngày xưa…”

Hãy tổng kết lại bài học, tổng kết lại lời khuyên!

Bước 4: Bài học/Lời khuyên của bạn
Bước 4: Bài học/Lời khuyên của bạn

Với 4 bước nêu trên, bạn đã có thể áp dụng ngay để kể cho mình một câu chuyện thật có yếu tố giá trị, có bài học, có thời điểm diễn ra, có lời khuyên để giúp cho khán giả mục tiêu của bạn giải quyết vấn đề.

Và đặc biệt là từ cách kể chuyện này, bạn dễ dàng xây dựng một thương hiệu cá nhân rõ nét, có câu chuyện thật, có cá tính riêng, có phong cách. Đó là cách bạn tạo dấu ấn riêng với khán giả mục tiêu của mình.

Huyền Trang
Huyền Trang
Bài viết: 351

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *