Thể hiện quan điểm cá nhân có phải là sự tự kiêu?

5/5 - (1 bình chọn)

Giữa tự kiêu và quan điểm cá nhân có một ranh giới rất mong manh. Vậy làm thế nào để “không vượt qua giới hạn” này, cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Thể hiện quan điểm cá nhân là đúng!

Trong hành trình xây dựng thương hiệu cá nhân, việc đưa ra những lập luận, quan điểm riêng, đồng thời bảo vệ quan điểm đó là một việc nên làm. Bởi nó thể hiện được “cá tính thương hiệu” của bạn!

Thể hiện quan điểm cá nhân là đúng!
Thể hiện quan điểm cá nhân là đúng!

Song, nếu bạn không biết cách thể hiện, hoặc thể hiện nó một cách thái quá thì có thể gây ra tác dụng ngược. Và từ góc nhìn của khán giả, đó là thể hiện cho “sự tư kiêu”, kiêu ngạo, là hành vi coi thường khám giả – những người đang dõi theo bạn!

Hãy tạo ra cho mình những quan điểm riêng có!

Trong hành trình xây dựng thương hiệu cá nhân, hãy tự tin đưa ra những quan điểm riêng có của bạn. Bởi nó thể hiện nét cá tính – điểm độc nhất riêng có của mỗi người. Hãy lồng ghép quan điểm của bạn vào những giá trị, những thông điệp mà bạn muốn truyền tải đến cộng đồng. Bởi nó gần gũi, có tính thuyết phục cao, đồng thời nó là “độc nhất”.

Lồng ghép quan điểm cá nhân vào thông điệp chia sẻ
Lồng ghép quan điểm cá nhân vào thông điệp chia sẻ

Chẳng hạn, thay vì chia sẻ, review về sản phẩm dưới dạng nêu ra những công dụng, điểm tốt của sản phẩm. Bạn có thể thẳng thắn nêu ra cảm nhận không tốt, những trải nghiệm không tốt của mình khi sử dụng sản phẩm: “Qua quá trình sử dụng sản phẩm này 1 tuần qua, cá nhận mình đánh giá sản phẩm này (những điểm tốt) song (những điểm chưa tốt)”.

Trong thời điểm “vàng thau lẫn lộn” như ngày nay, khách hàng đã dần mất đi niềm tin tưởng vào những cái gọi là “công dụng”, “lợi ích”, thay vào đó, cái họ quan tâm là những “điểm chưa tốt” của sản phẩm, để từ đó cân nhắc và sử dụng. Nếu những điểm chưa tốt đó là “nhỏ”, là “không đáng kể”, và vẫn nằm trong giới hạn cho phép của họ thì họ vẫn sẵn sàng mua và sử dụng sản phẩm.

Giữa tự kiêu và quan điểm cá nhân có một ranh giới rất mong manh!

Giữa tự kiêu và quan điểm cá nhân có một ranh giới rất mỏng manh. Việc thể hiện quan điểm cá nhân sẽ đem lại “kết quả tốt” nếu bạn là người hiểu biết rất sâu rộng về lĩnh vực, chuyên môn mà mình chia sẻ. Những quan điểm bạn đưa ra là có căn cứ, có cơ sở, dẫn chứng và lập luận rõ ràng để bảo vệ quan điểm đó.

Còn nếu kiến thức mà bạn biết chỉ ở mức “nông”, những dẫn chứng, căn cứ chứng thực còn “mập mờ”, “chưa rõ ràng”, “chưa được xác thực” thì việc bạn đưa ra quan điểm cá nhân sẽ là phản tác dụng – là sự tự kiêu.

Giữa tự kiêu và quan điểm cá nhân có một ranh giới rất mong manh
Giữa tự kiêu và quan điểm cá nhân có một ranh giới rất mong manh

Bạn thờ ơ với những nội dung mà mình chia sẻ. Bạn thờ ơ với cả những khán giả, những người phản đối quan điểm của bạn. Bạn có thể có một nét gì đó thể hiện sự coi thường người khác hay là không nghe lời, không nghe góp ý từ người khác…

👉 Hãy lưu ý: Trên hành trình xây dựng thương hiệu cá nhân, để thể hiện quan điểm riêng, chất riêng có của mình thì bạn phải là người có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực chuyên môn mà mình đang chia sẻ. Mỗi quan điểm cá nhân bạn đưa ra cần đi kèm với đó là dẫn chứng, lập luận rõ ràng, chính xác và có tính thuyết phục cao. Tránh vượt qua giới hạn giữa quan điểm cá nhân và trạng thái tự kiêu mà không hề hay biết. Đến lúc đó, những antifan của bạn chắc hẳn sẽ rất đông đảo đấy!!

Chú ý ranh giới mong manh giữa 2 khái niệm này nhé. Chúc các bạn thành công. Để biết thêm những thông tin bổ ích, hãy theo dõi các bài viết mới nhất của Nguyễn Anh Tùng tại trang này. Hoặc truy cập vào kênh Youtube Nguyễn Anh Tùng để theo dõi những video cập nhật mới nhất nhé!

Huyền Trang
Huyền Trang
Bài viết: 354

2 Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *