Cùng Nguyễn Anh Tùng phân tích bộ phim kinh điển – Tây Du Ký, thông qua 4 nhân vật chính (Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Bát Giới, Ngộ Tĩnh), để hiểu được cách khắc họa cá tính nhân vật, và từ đó ứng dụng vào trong hành trình xây kênh thương hiệu cá nhân của mình bạn nhé!
4 nhân vật – 4 tính cách khác biệt!
Nghĩ đến Tây Du Ký, chúng ta nhớ đến ngay 4 nhân vật của phim. Và cả bốn nhân vật này đều có những nét tính cách riêng biệt.
Sư phụ Đường Tăng: Một người có lòng yêu thương, lòng vị tha và rất độ lượng, thương người.
Tôn Ngộ Không một nhân vật sở hữu những nét tính cách rất riêng: Mạnh mẽ và Chính trực. Tôn Ngộ Không được khắc họa trong phim là một người rất giỏi võ, thông minh, tài trí, lanh lợi và đặc biệt là rất thẳng thắn. Chính vì tính cách cương trực, thẳng thắn của mình mà bao lần cậu đã không thể kiểm soát được cảm xúc và ra tay đánh chết những yêu quái, yêu tinh đang đội lốt hình hài con người, để rồi sau đó, cậu lại phải chịu hình phạt đau đớn – bị sư phụ niệm thần chú kim cô.
Bát Giới là một nhân vật khá đặc biệt trong phim, và tưởng chừng như là một người có nhiều điểm xấu nhất trong số các nhân vật của bộ phim huyền thoại này. Một người với tính cách ham ăn, ham ngủ, lười làm và hám gái.
Ngộ Tĩnh (Sa Tăng) là một người em út và là nhân vật có thể nói là ít hiện diện nhất trong phim, tuy thế, những nét cá tính của cậu vẫn được khắc họa khác rõ nét. Là một người em út cho nên Ngộ Tĩnh nhìn chung là một người rất nghe lời, từ sư phụ cho đến 2 người sư huynh, ai nói gì, bảo gì, anh đều làm theo răm rắp và hầu như không phản bác hay đưa ra quan điểm riêng của mình. Nhìn chung Ngộ Tĩnh là nhân vật được khắc họa là người rất hiền lành, và đặc biệt là khá ba phải.
Có thể nói, biên kịch và đạo diễn của bộ phim đã rất tài tình khi khắc họa 4 nhân vật – 4 nét tính cách hoàn toàn khác nhau, có tốt có xấu và lồng ghép vào 4 nhân vật chính trong phim của mình.
Chính việc xây dựng cá tính nhân vật riêng biệt như vậy đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem, và khiến bộ phim trở thành “kinh điển” trong suốt thế kỷ qua.
Lưu ý: Những nét cá tính được nêu bên trên là dựa theo góc nhìn và cảm nhận của Tùng, không đại diện cho số đông khán giả. Do đó, nếu bạn có góc nhìn mới hơn về các nhân vật thì có thể bình luận bên dưới cho Tùng biết nha!
Ứng dụng cá tính vào xây kênh thương hiệu như thế nào?
Thông qua ví dụ bên trên, Tùng muốn nhắn gửi đến bạn một từ khóa – “Hãy xuyên suốt”. Hãy lặp đi lặp lại cá tính con người thật của bạn ở trên video và cả trên Internet.
Ở bên ngoài, bạn là một người cá tính như thế nào thì ở trên video bạn cũng thể hiện y như vậy. Và nhớ là xuyên suốt, lặp đi lặp lại. Đó là yếu tố để người khác nhớ về bạn, ấn tượng về bạn. Đừng trở thành một hình tượng không có sự nhất quán, xuyên suốt – hôm nay thế này, mai lại thế khác; hôm nay thì cá tính mạnh, mai thì lại rất thương người, ngày kìa thì nhút nhát, ngày nữa lại là ba phải.
Hãy trở thành chính mình! Hãy hiểu rõ mình và đồng nhất nó trên Internet, trên các kênh thương hiệu cá nhân. Đó là cách để người khác nhớ về bạn lâu hơn, giống như cách mọi người nhớ về các nhân vật trong Tây Du Ký.
Vậy, cá tính của bạn là gì? Từ khóa mà người khác sẽ nghĩ đến khi nhắc tới bạn là gì? Hãy comment xuống bên dưới và giữ đúng lời hứa – Thể hiện đúng con người thật của mình lên những thước phim bạn nhé!
Chúc các bạn thành công. Để biết thêm những thông tin bổ ích, hãy theo dõi các bài viết mới nhất của Nguyễn Anh Tùng tại trang này. Hoặc truy cập vào kênh Youtube Nguyễn Anh Tùng để theo dõi những video cập nhật mới nhất nhé!
[…] có chủ đích. Bây giờ, thông qua việc lồng ghép QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN, lồng ghép CÁ TÍNH vào trong video, chúng ta sẽ làm rõ nét, làm nổi bật hơn hình ảnh cá nhân của […]