Tiktok Shop là gì? Ưu và nhược điểm so với các sàn TMĐT khác

5/5 - (1 bình chọn)

Tiktok Shop là một tính năng mới của Tiktok được ra mắt vào ngày 29/4/2022. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu hay muốn bắt đầu kinh doanh trên Tiktok Shop. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để biết tất tần tật về Tiktok Shop – Tiktok Shop là gì? Ưu và nhược điểm so với các sàn TMĐT khác.

Tiktok Shop là gì?

Tiktok Shop là một tính năng mới của Tiktok, được triển khai tại Việt Nam từ ngày 29/4/2022. 

Đây là một gian hàng được tích hợp trên mạng xã hội Tiktok để giúp cho doanh nghiệp/người bán tối ưu quy trình tiếp cận người dùng. 

Cụ thể là khi người dùng xem video trên Tiktok, ở bên dưới các video sẽ hiện trực tiếp link mua hàng. Người dùng chi cần click vào link là có thể mua hàng mà không cần phải thoát khỏi ứng dụng. 

Các sản phẩm của người bán sẽ được giới thiệu cho người dùng TikTok thông qua 3 hình thức là video, livestream và Tab giới thiệu sản phẩm nổi bật trong trang hồ sơ của họ. 

Người mua sẽ tìm thấy đầy đủ thông tin chi tiết của sản phẩm như các sàn TMĐT về giá, lượt đánh giá, lượt mua…v.v..trên đó. 

Giao diện Tiktok Shop khi người dùng bấm vào xem sản phẩm và mua hàng
Giao diện Tiktok Shop khi người dùng bấm vào xem sản phẩm và mua hàng

Ưu điểm TikTok Shop so với các sàn TMĐT khác

1. Tập người dùng trẻ và đang có xu hướng trưởng thành nhanh

Tập người dùng của Tiktok được trải dài từ 18 – 40 tuổi. Đây là độ tuổi có sức mua lớn và có những kinh nghiệm nhất định trong việc mua hàng trên các sàn TMĐT. 

Tập người dùng này vẫn đang có xu hướng phát triển và ngày một trưởng thành hơn trong tương lai. 

Ngoài ra, ưu điểm lớn nhất của tệp khách hàng này là họ có thói quen thanh toán Online, ưa chuộng sự tiện dụng và không thích chuyển đổi nhiều nền tảng. Thói quen mua sắm của nhóm này thường dựa vào việc nghe các review uy tín chất lượng – đặc biệt review thật từ video và Livestreaming.

2. Sức mạnh bùng nổ không giới hạn

Khác với những nền tảng khác, điểm đặc biệt trong thuật toán của Tiktok là ưu tiên nội dung của người dùng.

Đối với người xem thì nó chính là tab “For you” trên giao diện. Còn đối với người bán hay các nhà sáng tạo nội dung thì đó là một cơ hội, một miền đất hứa.  

Bởi ngược lại với các nền tảng MXH và sàn TMĐT khác, cần thời gian để phân tích hành vi, tính cách, thói quen của người dùng. Từ đó, lựa chọn đối tượng sẽ phân phối nội dung. 

Đối với Tiktok, mỗi khi người dùng đăng một nội dung mới. Thuật toán của Tiktok sẽ đem video đó phân phối thử cho một lượng người dùng nhất định để kiểm chứng. 

Khi nhận thấy được tín hiệu tốt về video từ các đối tượng kiểm chứng. Tiktok sẽ mở rộng phạm vi phân phối về đề xuất video đó ở nhiều nơi hơn. 

Như vậy, cạnh tranh nội dung hay cạnh tranh bán hàng trên Tiktok là một cuộc cạnh tranh vô cùng bình đẳng.

Dù bạn là một người bán mới hay là người bán đã hoạt động lâu ngày, các nội dung của bạn sẽ đều được phân phối đến các đối tượng như nhau. Nội dung nào hay, chất lượng, thu hút người xem thì nội dung đó thắng. Và phần thưởng dành cho người chiến thắng là được phân phối video nhiều hơn, đến nhiều đối tượng người dùng hơn. Và dĩ nhiên, khi tiếp cận càng nhiều đối tượng, tỷ lệ chuyển đổi càng cao thì doanh thu của bạn càng lớn. 

Như vậy, một lời khuyên mà Tùng muốn gửi đến các bạn là:

  • Đừng quan tâm đến bạn là shop cũ hay shop mới, có followe hay chưa có follow.
  • Bạn (chủ các shop, những nhà sáng tạo, affiliate) phải tập trung vào sáng tạo nội dung tốt. Khi nội dung của bạn đủ tốt, cơ hội sẽ đến gần như tức thì.

3. Tỷ lệ chuyển đổi cao

Như đã nói ở trên, điểm mạnh của Tiktok so với các MXH và sàn TMĐT khác là ưu tiên nội dung video. Mà nội dung video là cái dễ mang lại nhiều cảm xúc cho người dùng. Bởi nó có hình ảnh, có âm thanh, có hành động,…Do đó, nó thôi thúc người dùng phát sinh nhu cầu. Từ đó, dễ chuyển đổi hơn các dạng content khác như hình ảnh hay bài viết – những dạng content tĩnh. 

Đây là lý do mà trong những năm gần đây, những nền tảng nội dung gạo cội như Youtube, Shopee hay gần đây nhất là Facebook Reel cũng không thể đứng ngoài cuộc chạy đua video ngắn.

  • Youtube triển khai Shorts
  • Shopee Indo đã chuyển Shopee live thành Shopee video (và một thời gian tới chắc sẽ làm tương tự với Shopee Việt Nam). 
  • Facebook mới đây thì triển khai Reels. 

Youtube Shorts, Shopee video (Indo) hay Reels Facebook đều có nhiều nét tương đồng với Tiktok. Tương đồng về: 

  • Dạng video: video ngắn khổ dọc. 
  • Về giao diện và cách thức hoạt động

Rõ ràng Tiktok đã rất thành công trong việc thúc đẩy sự thay đổi quan trọng về sáng tạo nội dung video. Về mặt này thì các sàn TMĐT hiện nay sẽ phải dè chừng với Tiktok Shop.

Tỷ lệ chuyển đổi cực cao – Nổ trăm đơn sau 1 đêm là sự thật

Ở trên Shopee, một nhà bán hàng mới khi bắt đầu lập gian hàng và đăng sản phẩm thì mất rất nhiều thời gian và công sức để có những lượt bán tự nhiên đầu tiên. Gần như không bao giờ có chuyện nổ hàng trăm đơn hàng chỉ sau 1 đêm. 

Nhưng với Tiktok Shop điều đó hoàn toàn có thể. Nhà bán hàng trên Tiktok Shop phải luôn chuẩn bị tâm thế đón nhận sự bùng nổ “chỉ sau 1 đêm” như thế. Thậm chí vài nghìn đơn hàng chỉ sau một đêm cũng có thể xảy ra nếu video của shop được lên xu hướng. 

Những học viên của Nguyễn Anh Tùng thành công với Tiktok Shop
Những học viên của Nguyễn Anh Tùng thành công với Tiktok Shop 

4. Nội dung quan trọng hơn quảng cáo

Một khác biệt lớn của nền tảng Tiktok Shop mà nhà bán hàng cần lưu ý. Đó là vấn đề quảng cáo. 

Hiện tại Tiktok Việt Nam vẫn chủ yếu bán quảng cáo hiển thị. Đây là nguồn thu quan trọng của Tiktok. 

Tuy nhiên nếu nhìn sang Tiktok Trung Quốc (Douyin) thì dễ nhận thấy mật độ quảng cáo dạng trả tiền mua hiển thị không nhiều. Có khi lướt Douyin cả ngày cũng không gặp.

Tương lai Tiktok Việt Nam rất có thể cũng đi theo hướng đó (không chú trọng vào quảng cáo). Nhất là sau khi triển khai Tiktok Shop (vì khi đó nền tảng này đã có nguồn thu thay thế). 

Triết lý đằng sau việc hạn chế bán quảng cáo hiển thị của Tiktok rất đơn giản: quảng cáo thì thường không hấp dẫn và không mang lại trải nghiệm tốt nhất cho số đông người xem.

Nói cách khác, người xem không thích quảng cáo. Tiktok muốn giữ chân người dùng thông qua những nội dung ngày càng chất lượng. Vì thế họ sẽ khuyến khích các nhãn hàng bỏ công sức làm ra nội dung hay thay vì trả tiền để được phát một nội dung dở. Cạnh tranh giữa các nhà bán hàng và KOC. Vì thế chủ yếu sẽ ở về nội dung – ai có nội dung tốt sẽ được phân phối đến người xem nhiều hơn.

Nhược điểm của TikTok Shop

Trên góc nhìn từ nhà bán hàng và từ KOC kiếm tiền trên TikTok Shop, một số nhược điểm của Tiktok Shop được đưa ra gồm: 

1. Nhược điểm về lượng Traffic

Trên TikTok Shop, traffic là tất cả. Có traffic thì có tỷ lệ chuyển đổi. Hết traffic đồng nghĩa với việc hết đơn hàng mới. 

Nhà bán hàng trên shopee thường đã quen với việc xây dựng gian hàng bền vững. Với chỉ số vận hành tốt, điểm uy tín cao, điểm sản phẩm… Sau những nỗ lực ban đầu thì các gian hàng như vậy sẽ mang lại doanh thu đều đều. Sàn sẽ chủ động điều tiết traffic cho các gian hàng chất lượng.

Còn đối với Tiktok Shop sẽ không như vậy. Nội dung của bạn sẽ chỉ được phân phối (tức là có traffic vào shop) khi bạn đăng nội dung có chất lượng. 

Điều này cũng đồng nghĩa với viêc, nếu bạn lười, bạn không có nội dung mới thì rất có thể gian hàng của bạn sẽ không được hiển thị nữa. Mặc cho việc bạn đã từng có những chiến tích như thế nào. Với Tiktok – bạn luôn luôn phải giữ nhịp điệu cân bằng, bằng content video. 

2. Chuyển đổi mua hàng không xuất phát từ nhu cầu

Trên các nên tảng TMĐT khác như Shopee, Lazada, Tiki…, nhu cầu thường xuất phát từ phía người mua. Sau khi có nhu cầu, người mua sẽ chủ động tìm sản phẩm trên sàn, cân nhắc và ra quyết định. 

Việc ra quyết định được đánh giá dựa trên các chỉ số như: mức độ uy tín của nhà bán hàng (tuổi shop, lượt bán, tỷ lệ đánh giá, tỷ lệ phản hồi…) và giá cả. Như vậy nhà bán hàng biết rõ cần cải thiện các chỉ số gì để tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Ngược lại, trên Tiktok Shop thì lại khác một chút. Nhu cầu của người xem ở đây được hình thành hoặc được đánh thức từ cảm xúc của khách hàng khi xem video hoặc livestream bán hàng từ các KOC, người live. 

Việc ra quyết định mua hàng cũng phần lớn do cảm xúc mà video đó mang lại vào đúng thời điểm đó. Như vậy tỷ lệ chuyển đổi phụ thuộc vào cảm xúc, mà cảm xúc thì thường khó kiểm soát và khó dự đoán. Đây là thách thức lớn đối với nhà bán hàng và KOC.

Hy vọng những chia sẻ của Nguyễn Anh Tùng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Tiktok Shop. Nếu bạn muốn biết thêm thật nhiều kiến thức bổ ích về Tiktok Shop: các mẹo nhỏ, kỹ năng bán hàng, cách mua hàng,…Hãy đọc ngay tại các bài viết dưới đây nhé!

Huyền Trang
Huyền Trang
Bài viết: 352

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *