Youtube là công cụ tìm kiếm bằng từ khóa lớn thứ 2 thế giới (chỉ sau Google). Nếu bạn đang mong muốn bán thật nhiều hàng và thu hút hàng ngàn khách hàng tiềm năng đến với kênh Youtube của mình. Đây là 1 bài viết bạn không thể bỏ qua. Bởi trong bài viết này, tôi sẽ hé lộ cho bạn các bước chi tiết nhất để viết hoàn thiện 1 kịch bản Youtube!
Những bước đơn giản, nhưng mà không một Youtuber nào muốn cho bạn biết!
Bước 1. Tìm kiếm từ khóa cho kịch bản Youtube
Tìm kiếm từ khóa là bước đầu tiên bạn cần làm trước khi đi viết kịch bản video chính thức.
Bởi lẽ video marketing thực chất là những video trao giá trị đến cho khách hàng. Giúp khách hàng giải quyết vấn đề, và đem lại sung sướng cho khách hàng.
Do đó, công việc đầu tiên bạn cần làm là xác định vấn đề của khách hàng – đó là từ khóa.
Từ khóa là những cụm từ sẽ phản ánh những vấn đề khách hàng đang quan tâm, những vấn đề khách hàng đang cần giải đáp. Đó có thể là: làm video marketing, bán nhiều hàng, làm đẹp tại nhà,…
Để tìm kiếm được những từ khóa – vấn đề của khách hàng, có rất nhiều cách bạn có thể thực hiện.
Tôi biết, sau khi tôi liệt kê ra, bạn sẽ ngỡ ngàng, vì có rất nhiều cách bạn đang áp dụng và áp dụng hàng ngày, mà bạn không hề biết rằng đó là tìm từ khóa.
Một số cách tìm từ khóa cho kịch bản video như:
Phỏng vấn:
Bạn có thể biết được vấn đề khách hàng đang quan tâm thông qua việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng. Hoặc thường gặp hơn là thông qua quá trình tư vấn khách.
Trong môi trường truyền thống, phỏng vấn được thực hiện khi khách hàng ghé cửa hàng của bạn mua hàng.
Còn trong không gian mạng, hay cụ thể là trên Youtube, phỏng vấn có thể thông qua việc khuyến khích người xem comment dưới video, hoặc là khuyến khích họ tương tác trong Livestream của bạn.
Công cụ tìm kiếm từ khóa
Một cách dễ dàng hơn để có được từ khóa viết kịch bản Youtube là dùng công cụ. Có nhiều công cụ mà bạn có thể dùng để tìm từ khóa, cả miễn phí và trả phí.
Tuy nhiên, trong bài viết này, tôi sẽ chỉ đề cập đến những công cụ tìm kiếm từ khóa tốt nhất được đông đảo những Youtuber trên thế giới sử dụng.
- Youtube Search Box: hay còn gọi là thanh tìm kiếm/ thanh khám phá của Youtube. Đây là một công cụ hữu hiệu giúp bạn nhanh chóng tìm ra từ khóa mà khách hàng tiềm năng đang quan tâm nhiều nhất trên Youtube.
Đọc thêm: Cách sử dụng Youtube Search Box tìm kiếm từ khóa cho video Youtube
- Google Keyword Planner: Một công cụ tìm kiếm từ khóa miễn phí không thể thiếu đối với những người mới bước chân vào con đường viết kịch bản.
Đọc thêm: Cách tìm từ khóa bằng Google Keyword Planner cho kênh Youtube
- Công cụ tìm kiếm từ khóa hiệu quả nhất – vidIQ: công cụ tìm kiếm từ khóa được các nhà sáng tạo nội dung và các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất trên thế giới.
Đọc thêm: Cách sử dụng vidIQ tìm từ khóa cho video Youtube
Bước 2. Viết kịch bản Youtube
Sau khi đã tìm kiếm được từ khóa – điều khách hàng quan tâm, bước tiếp theo là “triển” thôi. Tùy vào giọng văn cũng như chủ đề nội dung mà bạn muốn xây dựng cho kênh mà cách viết sẽ có phần giống nhau.
Tuy nhiên, cũng có một số điểm chung mà các kịch bản video chắc chắn phải có như cấu trúc video: Intro (giới thiệu), Body (thân), Outro (phần kết): tất cả các video trên Youtube đều có chung một cấu trúc này. Nó cũng giống như việc bạn làm văn vậy, đều phải có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài.
Viết phần Intro (giới thiệu)
Phần Intro là phần quan trọng nhất trong 1 kịch bản video, là yếu tố quyết định người xem có ở lại với video của chúng ta hay không.
Để viết phần này, bạn có thể viết theo công thức:
Nỗi đau + Giải pháp
Ví dụ: Bạn đang phải làm một công việc quan trọng trong vòng 1 giờ đồng hồ. Bạn đang cố gắng hết sức. Nhưng đã nửa tiếng trôi qua. Và bạn nhận ra, bạn vẫn chưa làm xong dù chỉ là một phần nhỏ công việc. Làm sao để cứu lấy khoảnh khắc nguy nan này. Làm sao để đưa não bộ về trạng thái tập trung ngay lập tức. Cùng đến với video này, [tên kênh] sẽ chỉ bạn 3 cách đơn giản nhất để bạn có được trạng thái tập trung tức thì.
Kết quả/ Tình huống bất ngờ
Sử dụng kết quả/ tình huống bất ngờ trong phần intro là một cách sáng tạo để thu hút và giữa chân người dùng. Đơn giản, vì con người ai cũng có sự tò mò. Do đó, đối với những kịch bản dạng đưa kết quả lên đầu, họ sẽ bị cuốn theo và theo dõi đến tận khi họ thỏa mãn được trạng thái tò mò của mình.
Cách này áp dụng cũng rất dễ. Chẳng hạn nếu bạn muốn hướng dẫn người xem cách trang điểm. Bạn có thể cho người xem, xem phản ứng của người xung quanh khi thấy bạn sau khi trang điểm. Sau đó, bắt đầu quay trở lại nội dung hướng dẫn trang điểm như thường.
Viết phần Body (thân bài)
Tuân thủ theo nội dung kịch bản 3 bước (What – Why – How). Trong đó:
- What (cái gì): nêu nên vấn đề hoặc các bước. VD. Các bước chăm sóc da tại nhà. Bước 1 – Tẩy trang. Bước 2 -….
- Why (tại sao): nêu lý do phải làm What. Chẳng hạn, tẩy trang để loại bỏ hết các bụi bẩn ẩn sâu trong da…
- How (làm thế nào): nêu cách thực hiện cụ thể như các bước tẩy trang đúng cách. Đầu tiên, cần lấy một lượng nhỏ nước tẩy trang đổ vào…
Đọc thêm: Viết kịch bản cấu trúc What – Why – How
Viết phần Outro (kết bài)
Phần Outro là phần tóm tắt lại tất cả các ý chính trong video. Ngoài ra, đây cũng là phần mà bạn có thể kêu gọi hành động của người xem. Thường thấy nhất là kêu gọi Like, Share hoặc comment xuống bài viết.
Hy vọng với những bước mà Tùng chia sẻ bên trên, bạn đã biết cách viết kịch bản cho kênh Tiktok của mình. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, bạn có thể liên hệ với Tùng bằng việc comment xuống bài viết. Hoặc thông qua Youtube và Facebook Nguyễn Anh Tùng. Chúc bạn thành công.